Da bị cọ xát trực tiếp với những bề mặt thô ráp, vật sắc nhọn sẽ gây nên những vết thương hở miệng ngoài da được gọi là vết trầy xước. Đa phần những vết thương này thương sẽ không gây chảy nhiều máu nhưng lại có thể sẽ khiến cho bạn cảm thấy đau đớn bởi nhiều khi, chúng sẽ để lộ ra nhiều đầu dây thần kinh của da.
Với các vết trầy xước nhẹ, thường không quá nghiêm trọng như những vết rạch / cắt có thể được xử lý ngay tại nhà. Tình trạng vết thương trầy xước này khá phổ biến và có thể xuất hiện ở nhiều vị trí, bộ phận ở trên cơ thể, như là:
- Phần khuỷu tay
- Vị trí 2 bên đầu gối
- Phần cẳng chân/ mắt cá chân
- Phần trên của các chi
Cách chăm sóc da bị trầy xước- biểu hiện
Da bi trầy xước có thể dao động từ nhẹ -nặng. Những triệu chứng sẽ phụ thuộc vào loại trầy xước có trên da:
- Trầy xước da độ 1: mức độ này sẽ chỉ tổn thương đến bề ngoài của lớp biểu bì, thường được gọi là bong tróc hay bị xước da. Tình trạng này thường sẽ nhẹ và không gây ra chảy máu.
- Trầy xước da độ 2: tình trạng này đã có thể tổn thương tới lớp biểu bì và hạ bì nên sẽ có thể gây ra chảy máu nhẹ.
- Trầy xước da độ 3. vết thương trây xước độ này thường sẽ liên quan đến sựu ma sát và ảnh hưởng nhiều đến lớp mô ở bên dưới hạ bì. Bạn có thể sẽ bị chảy máu rất nghiêm trọng và cần được sựu chăm sóc y tế của các bác sĩ chuyên môn.
Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?
Cách chăm sóc da bị trầy xước, bạn nên đến khám bác sĩ nếu như có những dấu hiệu sau đây:
- Tình trạng xuất huyết diễn ra liên tục ngay cả khi bạn đã tiến hành cầm máu
- Chảy máu nặng / rất nhiều máu
- Một tai nạn / bị chấn thương mạnh gây ra những vết thương hở miệng ở ngoài da
Hãy đến gặp bác sĩ ngay lập tức nếu như bạn nghi ngờ vết trầy xước đó đã chuyển thành vết thương bị nhiễm trùng. Nhiễm trùng nếu như không được điều trị kịp thời có thể sẽ bị lây lan và khiến cho tình trạng sức khỏe của bạn bị nghiêm trọng hơn nhiều.
Bác sĩ có thể tiến hành làm sạch và băng bó lại vết thương, có thể kê thêm thuốc kháng sinh dạng uống / bôi để điều trị hoặc phòng ngừa dấu hiệu nhiễm trùng. Trong những trường hợp nặng, có thể cần đến can thiệp của phẫu thuật để cắt bỏ da và vùng da lân cận.
Nguyên nhân gây ra trầy xước là gì?
Té xe chính là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra tình trạng trầy tay, trầy chân. Ngoài ra, xây xát da cũng có thể sẽ xuất hiện bất cứ khi nào mà da ma sát trực tiếp với những bề mặt thô / hoặc nhám, đôi khi da tiếp xúc với một vật chuyển động nhanh cũng có thể sẽ xuất hiện thêm các vết xước trên da.
Cách chăm sóc da bị trầy xước
Làm gì để các vết trầy xước mau lành?
Cách sơ cứu phổ biến, cơ bản nhất khi da bị trầy xước nhẹ trên da bao gồm những bước như sau:
- Bằng xà phòng dịu nhẹ với nước sạch làm sạch vết thương / dung dịch khử trùng ở dạng nhẹ
- Bôi thêm thuốc mỡ / thuốc kháng sinh lên trên vết thương
- Sử dụng băng gạc khô, tiệt trùng băng bó lại vết thương để bảo vệ tránh khỏi vi khuẩn
- Vệ sinh, kiểm tra vết thương và thay băng hàng ngày cho đến khi vết trầy xước được lành lại hẳn
Đối với những tình trạng xây xát da nghiêm trọng, sơ cứu tại nhà đơn giản và bạn vẫn vần được bác sĩ thăm khám và chăm sóc.
Chế độ sinh hoạt phù hợp
Cách chăn sóc da bị trầy xước: nếu bạn muốn vết thương mau lành và hạn chế để lại sẹo xấy, trong quá trình chăm sóc bạn sẽ cần lưu ý một số điều cơ bản sau đây:
- Điều trị vết thương càng sớm xàng tốt để giảm nguy cơ hình thành sẹo.
- Đảm bảo giữ sạch sẽ cho vết thương.
- Tránh gãi, cậy hay chọc vào những khu vực bị ảnh hưởng khi mà vết thương đang lành.
- Khi vết thương đã lành hẳn, bắt đầu nên da non, bạn có thể sử dụng thêm một số loại kem bôi nguồn gốc xuất xử rõ ràng để hạn chế sẹo xấu hình thành (theo chỉ định của bác sĩ)
Cách chăn sóc da bị trầy xước: đảm bảo chế độ ăn uống đủ chất dinh dưỡng, vitamin và khoáng chất để thúc đẩy vết thương lành nhanh, rau xanh và hoa quả tươi cũng sẽ rất tốt cho bạn trong thời điểm này.
Cách chăn sóc da bị trầy xước: bạn cũng nên hạn chế sử dụng một số loại thực phẩm sau đây, bởi sẽ có thể có kết quả không tốt cho vết thương của bạn
- Thịt gà/ hải sản: gây ngứa
- Rau muống: gây sẹo lồi
- Đồ nếp: gây mưng mủ cho vết thương
- Thịt bò: gây sẹo thâm
Da bị trầy xước ở những vị trí đặc biệt nên lựa chọn mặc quần áo rộng rãi , thoải mái tránh cọ sát, khi ra ngoài nên che chắn vết thương khỏi bụi bẩn và ánh nắng trực tiếp từ mặt trời vì da lúc này còn đang rất nhạy cảm.